Độc đáo về tranh sơn mài và nét đẹp văn hoá

Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. Đây là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (Nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài. Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài (Tiếng Anh: Lacquer) thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam.

1. Đặc điểm nghệ thuật về tranh sơn mài

Tranh sơn mài truyền thống có ba màu nâu, đen và đỏ son. Đến những năm 1930, các nghệ sĩ bắt đầu sử dụng một kỹ thuật mới được gọi là đục đẽo, mang lại sự pha trộn màu sắc phong phú hơn và tăng thêm cảm giác về kích thước và khoảng cách. Bức tranh được thực hiện trên gỗ. Nó được phủ bởi một mảnh vải được phết nhựa cây sơn mài và sau đó phủ một lớp nhựa cây trộn với đất. Tấm ván sau đó được đóng giấy cát và tráng lại bằng một lớp nhựa cây nóng. Sau khi đánh bóng, nó tạo ra một bề mặt đen mịn với ánh sáng rực rỡ. Họa sĩ sử dụng sơn mài nóng để vẽ phác thảo và các màu sắc được phủ lên từng lớp từng lớp một sau khi lớp bên dưới đã khô. 

Độc đáo về tranh sơn mài và nét đẹp văn hoá - Bình minh trên nông trang

Tác phẩm Bình minh trên nông trang của họa sĩ Nguyễn Đức Nùng (1914-1993)

Các công đoạn hoàn thiện bao gồm đánh bóng và rửa lại bức tranh. Quá trình này nghe thì có vẻ là một sự đối xử tàn bạo với tác phẩm nghệ thuật, nhưng thực chất nó được thực hiện rất tỉ mẩn. Thành quả có được là một bức tranh rực rỡ. Qua nhiều năm thử nghiệm, các nghệ nhân sử dụng thêm các chất khác liệu khác như tro thực vật, vỏ trứng nghiền, vàng và bạc để tô điểm cho tác phẩm của họ. Những chất liệu này này giúp các nghệ sĩ hiện đại thể hiện cái tôi và tiếp thêm sự sáng tạo và cá tính về phong cách cho các tác phẩm nghệ thuật của họ.

2. Nét đẹp văn hoá trong tranh sơn mài

Không giống như các dòng tranh khác, không giới hạn về sự sáng tạo trong chất liệu trên bề mặt tranh, hay những sự pha trộn màu sắc tinh tế và sự đa dạng màu sắc của màu vẽ. Tranh sơn mài có yêu cầu cao hơn về tay nghề, cũng như thời gian hay công sức bỏ ra để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật sơn mài đẹp, trong tranh luôn yêu cầu về độ bóng rất cao không hề có lồi lõm hay mờ hay gợn sóng, do đó mà người xem hoàn toàn có thể sờ vào các để cảm nhận sự độc đáo trên các bề mặt của các bức tranh từ đó thấy được công sức, sự tỉ mỉ và tài năng của các họa sĩ tranh sơn mài.

Độc đáo về tranh sơn mài và nét đẹp văn hoá - Làng quê

(Tác phẩm Làng quê, tác giả Nguyễn Gia Trí)


Những chủ đề trong các bức tranh sơn mài thường hướng đến những giá trị văn hoá truyền thống và đặc biệt một dòng tranh khá nổi tiếng trong tranh sơn mài đó là những bức tranh về phố cổ Hà Nội, những địa danh nơi họa sĩ đã thăm hay sinh sống. Bên cạnh đó những cảnh vật của cuộc sống hàng ngày, những lễ hội, hoa sen, cảnh sinh hoạt của người dân,....

Độc đáo về tranh sơn mài và nét đẹp văn hoá - Tổ đổi công miền núi

(Tác phẩm Tổ đổi công miền núi, tác giả Hoàng Tích Chu)

Ngoài chất liệu truyền thống mà các họa sĩ sử dụng thì những bức tranh này còn có thể được dát vàng tạo nên điểm nhấn hết sức đẹp và sang trọng là một điều dễ thấy trên các tuyệt phẩm tranh sơn mài mà bạn có thể chiêm ngưỡng.

Có thể thấy những nét đẹp văn hoá của người Việt được các hoạ sĩ tái hiện đầy sinh động qua những bức tranh sơn mài, tạo cho người xem có cảm giác như đang sống lại trong không gian ở thời điểm đó. Nói chung tranh sơn mài cho ta thấy được những nét độc đáo riêng của mà không có chất liệu nào có được.