Các loại lông làm bút

Lông để làm bút vẽ  tranh sơn dầutranh tường... được chia làm 3 loại: (i) lông mềm, (ii) lông cứng, và (iii) lông nhân tạo.

1. Lông mềm (hair)

Bút lông mềm được làm từ lông của các động vật như các loàichồn, lửng (badger), cầy mangut (mongoose), sóc, li (raccoon doghay tanuki), và gia súc như bò, ngựa, dê, cừu.

Bút làm từ lông sóc và lông sau tai gia súc thường được gọi chung là “bút lông lạc đà” (camel hair brush) dù chẳng hề có tí lông lạc đà nào.

 

Các loại lông làm bút

Từ trái sang: con lửng, cầy mangut và li.

Lông chồn là loại lông tốt tự nhiên tốt nhất và đắt nhất để làm bút vẽ. Mỗi sợi lông chồn đã có hình nón dài đầu nhọn, và có độ đàn hồi tốt, giữ cho đầu bút luôn nhọn hoắt, có bề mặt phủ vẩy như ngói lợp, khiến lông thấm màu nhiều và đều, không thứ lông nào khác bì kịp.

Các loại lông làm bút

Trong số các loài chồn lông được dùng làm bút có chồn Siberia(Kolinsky), chồn Zibeline (sable), chồn đá hay chồn thông(marten), chồn hương (weasel), và chồn nâu (fitch hay polecat).

Các loại lông làm bút

Các loại lông làm bút

Bút lông chồn Siberia (Kolinsky) là bút lông tốt nhất và đắt tiền nhất, vì lông dài, nhọn, thon, đàn hồi rất tốt, đầu bút giữ nguyên hình dạng, và bền. Có hai giả thuyết về xuất xứ của chồn Kolinsky. Theo giả thuyết thứ nhất кolinsky (колинский) là tính từ của Kola(Кола) – bán đảo tây bắc thuộc tỉnh Murmansk của Nga, nơi từng có giống chồn quý hiếm nay đã tuyệt chủng. Theo giả thuyết thứ hai kolinsky là tính từ của kolonok (колонок) – giống chồn Siberia. Đặc điểm của chồn Siberia là chỉ sống tự do trong thiên nhiên nó mới cho lông đẹp. Vì thế không thể nuôi chồn Siberia để lấy lông, mà phải đánh bẫy.

Công nghệ làm bút lông chồn ăn theo ngành lông thú. Da chồn bị lột ra để làm áo, mũ, còn cái đuôi bị bỏ lại dùng để làm bút lông. Lông tốt nhất là từ đuôi con chồn Siberia đực bắt vào mùa đông, có màu phớt đỏ lẫn nâu. Giá lông chồn Kolinsky, tùy theo độ dài, có thể lên tới 16 ngàn USD/kg. Hiện nay lông chồn Siberia ngày càng khan hiếm nên nhiều nhà sản xuất bút lông dùng lông chồn đỏ(red sable) Triều tiên và Mãn Châu Lý (Trung quốc), mà thực chất là chồn hương (weasel) lông đỏ chứ không phải chồn Zibeline (sable). Lông chồn châu Á không mịn và đàn hồi bằng lông chồn Siberia, màu sẫm hơn và giá nói chung chỉ bằng nửa. Lông chồn hương đỏ tuy dài hơn lông chồn Siberia nhưng độ dày của sợi lông từ giữa tới ngọn không khác nhau nhiều. Bút lông tốt nhất trong loại này đôi khi cũng được gọi là “bút lông chồn đỏ Kolinsky”(Kolinsky red sable), chất lượng rất gần với bút Kolinsky thứ thiệt.

2. Lông cứng (bristle)

Bút lông cứng được làm từ  lông lợn. Lông lợn dai và đàn hồi tốt đến nỗi từng được dùng cho bộ phận điều chỉnh lò xo trong những đồng hồ bỏ túi đầu tiên (t.k. XVI). Đầu sợi lông lợn tẽ nhánh, gọi là tua (flag), giúp giữ được nhiều màu và dàn đều lớp màu dày. Vì thế bút lông lợn chất lượng cao là bút không bị xén đầu, còn nguyên tua, cong tự nhiên, cài vào nhau (interlocked), và hướng vào trục bút, chứ không loe ra hai bên.

Lợn nuôi công nghiệp trong các trại lớn để lấy thịt có lông ngắn, yếu, và tẽ nhánh ít (ít tua), chỉ có thể được dùng làm các bút lông rẻ tiền. Lợn cung cấp lông tốt để làm bút là loại lợn được nuôi thả tự nhiên ở xứ lạnh. Loại lợn này tuy gầy vì không ăn thuốc tăng trọng, nhưng cho lông dài, tua to và nhiều. Những vùng lạnh chậm phát triển tại Nga và Trung Quốc là những nơi cung cấp lông lợn tốt nhất thế giới để làm bút lông trong đó lợn lông trắng Trùng Khánh (重慶 hay Chongqing, Chungking) (Trung Quốc) đứng đầu bảng. Lợn từ các vùng khác có lông ngả vàng, phải được tẩy cho trắng, vì thế mất đi chất dầu tự nhiên, trở nên cứng và kém đàn hồi hơn.

3. Lông nhân tạo (synthetic)

Bút làm từ lông nhân tạo thường được gọi là bút nylon nhưng thực ra là sợi polyester, trong đó sợi Taklon có chất lượng cao nhất. Loại sợi này do hãng DuPont của Mỹ phát minh, được hãng Toray tại Osaka (Nhật Bản) mua lại bản quyền và quyền sản xuất Taklon làm lông chồn nhân tạo. Sợi Taklon có kích thước từ 0.07 mm tới 0.2 mm. 

Tuy có đầu mút nhọn hoắt như lông chồn, lông nhân tạo không có bề mặt phủ vẩy như biểu bì của lông chồn tự nhiên. Sợi nhân tạo cũng không có cấu trúc ống (medulla) như lông lợn. Vì thế độ thấm ướt và giữ màu kém lông tự nhiên. Lông nhân tạo cũng không bền với dung môi như lông tự nhiên. Bút lông nhân tạo loại cứng (thay lông lợn) chỉ dùng được cho màu acrylic.

Ngoài ra còn có các loại bút dùng lông pha trộn lông tự nhiên và sợi tổng hợp, ví dụ bút Resable của hãng Holbein Japan, khá  tốt cho vẽ sơn dầu theo kỹ thuật nhiều lớp và nhẵn.