Các kỹ thuật khắc trong tranh khắc gỗ
Với tranh dân gian, người ta chỉ đục để lấy nét hoặc mảng sạch, sâu đến 1cm, không tả chất hay tả cảm xúc qua nét khắc. Những chỗ đục lõm xuống, người ta dẫy phẳng hết để khi in thì các mảng màu sạch, không tả chất. Dùng bộ ve chỉ có lưỡi, không cán, người ta đục gián tiếp bằng cách cầm ve tay trái, đặt lưỡi kề sát nét cần đục rồi tay phải cầm dùi đục đập mạnh lên đầu kia của ve… Với tranh màu- tức là phải in nhiều bản thì người thợ phải tính toán để tạo ra các điểm chuẩn (điểm cữ, dấu đầu tăm) nhằm khớp các bản màu với bản nét.
(Đục Khuôn Tranh)
Với tranh khắc gỗ hiện đại, người ta xúc trực tiếp bằng tay phải cầm cán đục, xúc, xỉa, lượn, lắc… để vừa có thể đục bỏ vừa tạo chất hay để lại cảm xúc qua vết khắc. “Đao pháp” kiểu hiện đại này có thể tạo ra bản khắc đầy cảm hứng phóng khoáng.
(Bức tranh khắc gỗ đã hoàn thiện được khắc với nhiều kỹ thuật khác nhau)
Trên là một số kỹ thuật để làm ra một bức tranh khắc gỗ.